Tên chương trình: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC
Ngành đào tạo: QUẢN LÝ XÂY DỰNG Mã số: 52580302
Loại hình đào tạo: Chính quy, tập trung
1. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Quản lý Xây dựng hướng đến việc đào tạo các cử nhân Quản lý Xây dựng:Có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; Nắm vững những kiến thức Kinh tế – Xã hộivà ứng dụng các tri thức về khoa học quản lý và kinh doanh trong xây dựng;Có năng lực độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp.
Mục tiêu cụ thể
- Về kiến thức:Được trang bị những kiến thức về việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát và kiểm tra quá trình thực hiện dự án; Nhận diện được các vấn đề nảy sinh và đưa ra các quyết định phù hợp trong suốt quá trình thực hiện dự án.
- Về kỹ năng:Được trang bị những kiến thức chuyên môn phù hợp, sát với thực tế sẵn sàng đảm nhiệm những công tác nghiên cứu, tư vấn giám sát, lập dự án, tổ chức và điều hành dự án xây dựng.Được trang bị những kỹ năng mềm trong suốt quá trình học tập. Được rèn luyện và trau dồi kỹ năng tự học phục vụ cho nhu cầu cập nhật kiến thức đáp ứng yêu cầu công tác và có thể học lên các bậc học cao hơn.
- Về thái độ:Tôn trọng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; Yêu nghề; Có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và hợp tác;Có tư duy thực hành tốt, biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất, bảo đảm cân bằng giữa kinh tế và kỹ thuật.
2. Chuẩn đầu ra
2.1. Kiến thức
2.1.1. Tri thức chuyên môn:
- Có kiến thức chung, căn bản thuộc chuẩn trình độ đại học của một cử nhân: Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên môn.
- Có kiến thức rộng về các vấn đề kỹ thuật cơ sở liên quan đến cơ học kết cấu, cơ học đất – nền móng, kết cấu công trình, cơ học lưu chất và các kỹ thuật tính toán, đo đạc, khảo sát, thí nghiệm, phân tích và tổng hợp số liệu phục vụ cho công tác thiết kế, triển khai các dự án xây dựng.
- Có kiến thức rộng về các vấn đề liên quan đến việc quản lý kinh tế, tài chính, nhân sự, tổ chức, … phục vụ công tác quản lý.
2.1.2 Năng lực nghề nghiệp:
Có khả năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các dự án lớn và nhỏ của các doanh nghiệp hoặc trong các ban quản lý dự án; cũng như tổ chức sản xuất, điều hành và quản lý các dự án xây dựng.
2.2. Kỹ năng:
2.2.1 Kỹ năng cứng:
- Kỹ năng chuyên môn: Có thể lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình; đánh giá được các hiệu quả kinh tế, tài chính, xã hội, nhận thức đầy đủ về tác động của dự án đối với môi trường, kinh tế, xã hội. Tổ chức triển khai và quản lý dự án xây dựng từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc.
- Năng lực thực hành nghề nghiệp: Có thể triển khai, thực hiện hoặc giám sát thực hiện việc thiết lập dự án, tổ chức dự án, và quản lý thực hiện dự án xây dựng. Có thể quản lý các vấn đề trong xây dựng: Tiến độ, chi phí, nhân sự …
- Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề: Được trang bị một số phương pháp, kỹ năng, công cụ để giải quyết các tình huống trong quá trình làm việc sau này.
2.2.2 Kỹ năng mềm: Sinh viên được trang bị các kỹ năng mềm:
- Kỹ năng giao tiếp;
- Kỹ năng làm việc nhóm;
- Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và làm việc: TOEIC 450 (tương đương chuẩn Châu Âu CEFR B1)
- Kỹ năng sử dụng các chương trình vi tính văn phòng (tương đương chứng chỉ A Quốc Gia) và các phần mềm mô phỏng chuyên ngành quản lý:
2.3. Thái độ
2.3.1 Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân:
Yêu nước, trung thành với Tổ quốc, hiểu biết và thấm nhuần chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
2.3.2 Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ:
Yêu nghề, thân thiện, cởi mở, thiện chí trong việc tiếp nhận ý kiến và giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công việc.
2.3.3 Khả năng cập nhật kiến thức, thái độ trong công việc:
Có ý thức tự học để thích ứng với sự phát triển của xã hội.
2.4. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý xây dựng, sinh viên có thể làm việc tại các ban quản lý dự án, các công ty tư vấn xây dựng, các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất xây dựng cũng như các đơn vị quản lý nhà nước về kinh tế xây dựng.
2.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở bậc học cao hơn: Cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành Quản lý xây dựng.
2.6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Khoa tham khảo
- Đại học Công Nghệ Sydney
- Đại học RMIT
- Đại học Bách KhoaĐà Nẵng
3. Thời gian đào tạo
Tổng thời gian thực hiện chương trình đào tạo: 4,0 năm.
4. Khối lượng kiến thức toàn khoá
Kết cấu khối lượng kiến thức đào tạo của toàn khóa học: 134 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng), trong đó:
- Khối kiến thức giáo dục đại cương: 41 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục Thể chất và Giáo dục quốc phòng).
- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 82 tín chỉ.
- Thực tập tốt nghiệp: 04 tín chỉ.
- Khóa luận tốt nghiệp: 07 tín chỉ.
5. Đối tượng tuyển sinh
Công dân đã có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định tại điều 5 Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 3 năm 2012 và được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 24/2012/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 6 năm 2012, Thông tư số 03/2013/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 02 năm 2013, Thông tư số 21/2013/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 6 năm 2013, Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 7 năm 2013, Thông tư số 28/2013/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2013 và Thông tư 06/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
6.1. Quy trình đào tạo
Chương trình thực hiện theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007, được sửa chữa, bổ sung một số điều tại Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế học vụ theo học chế tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 561/QĐ-ĐHM ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh.
6.2. Điều kiện tốt nghiệp
Sinh viên được công nhận tốt nghiệp khi hội đủ các điều kiện được quy định tại điều 27 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007, được sửa chữa, bổ sung một số điều tại Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều 25 Quy chế học vụ theo học chế tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 561/QĐ-ĐHM ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
- Tích lũy đủ số tín chỉ môn học và khối lượng kiến thức quy định cho CTĐT mỗi khóa;
- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 5,0 trở lên;
- Có chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất.
7. Thang điểm
Chương trình áp dụng thang điểm 10.