1. Kiến thức
1.1. Tri thức chuyên môn:
- Có kiến thức chung, căn bản thuộc chuẩn trình độ đại học của một cử nhân: Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên môn.
- Có kiến thức rộng về các vấn đề kỹ thuật cơ sở liên quan đến cơ học kết cấu, cơ học đất – nền móng, kết cấu công trình, cơ học lưu chất và các kỹ thuật tính toán, đo đạc, khảo sát, thí nghiệm, phân tích và tổng hợp số liệu phục vụ cho công tác thiết kế, triển khai các dự án xây dựng.
- Có kiến thức rộng về các vấn đề liên quan đến việc quản lý kinh tế, tài chính, nhân sự, tổ chức, … phục vụ công tác quản lý.
1.2. Năng lực nghề nghiệp: Có khả năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các dự án lớn và nhỏ của các doanh nghiệp hoặc trong các ban quản lý dự án; cũng như tổ chức sản xuất, điều hành và quản lý các dự án xây dựng.
2. Kỹ năng:
2.1. Kỹ năng cứng:
- Kỹ năng chuyên môn: Có thể lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình; đánh giá được các hiệu quả kinh tế, tài chính, xã hội, nhận thức đầy đủ về tác động của dự án đối với môi trường, kinh tế, xã hội. Tổ chức triển khai và quản lý dự án xây dựng từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc.
- Năng lực thực hành nghề nghiệp: Có thể triển khai, thực hiện hoặc giám sát thực hiện việc thiết lập dự án, tổ chức dự án, và quản lý thực hiện dự án xây dựng. Có thể quản lý các vấn đề trong xây dựng: Tiến độ, chi phí, nhân sự …
- Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề: Được trang bị một số phương pháp, kỹ năng, công cụ để giải quyết các tình huống trong quá trình làm việc sau này.
2.2. Kỹ năng mềm: Sinh viên được trang bị các kỹ năng mềm:
- Kỹ năng giao tiếp;
- Kỹ năng làm việc nhóm;
- Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và làm việc: TOEIC 500 (tương đương chuẩn Châu Âu CEFR B1)
- Kỹ năng sử dụng các chương trình vi tính văn phòng (tương đương chứng chỉ A Quốc Gia) và các phần mềm mô phỏng chuyên ngành quản lý:
3. Thái độ
- Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân: Yêu nước, trung thành với Tổ quốc, hiểu biết và thấm nhuần chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ: Yêu nghề, thân thiện, cởi mở, thiện chí trong việc tiếp nhận ý kiến và giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công việc.
- Khả năng cập nhật kiến thức, thái độ trong công việc: Có ý thức tự học để thích ứng với sự phát triển của xã hội.
4. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý xây dựng, sinh viên có thể làm việc tại các ban quản lý dự án, các công ty tư vấn xây dựng, các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất xây dựng cũng như các đơn vị quản lý nhà nước về kinh tế xây dựng.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường: Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở bậc học cao hơn: Cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành Quản lý xây dựng.