CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Áp dụng từ khoá tuyển sinh 2019 trở về sau
(Ban hành theo Quyết định số 1859A/QĐ-ĐHM ngày 26 tháng 8 năm 2019
của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh)
I. Thông tin tổng quát
1. Ngành đào tạo: Quản lý xây dựng
2. Ngành đào tạo tiếng Anh: Construction Management
3. Mã ngành: 7580302
4. Trình độ đào tạo: Đại học
5. Hình thức đào tạo: Chính quy, tập trung
6. Thời gian đào tạo: 4,0 năm
7. Khối lượng kiến thức toàn khóa (tổng số tín chỉ): 125 tín chỉ
8. Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân
II. Chuẩn đầu ra
1. Kiến thức
a. Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.
- Có các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và toán học để phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc và cuộc sống.
+ Có khả năng áp dụng các kỹ năng định lượng và logic cơ bản, vận dụng một số kiến thức cơ bản về giải tích và thống kê mô tả để giải quyết vấn đề.
+ Giải thích được ở mức độ cơ bản mối quan hệ ràng buộc giữa môi trường tự nhiên với các vấn đề về xã hội và con người.
+ Giải thích được các nguyên lý cơ bản về sử dụng máy tính, sử dụng được các phần mềm văn phòng và biết khai thác được các dịch vụ nền tảng của mạng Internet
- Có các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, kinh tế và khoa học xã hội, nhân văn cho việc giải thích, phân tích những vấn đề trong công việc và cuộc sống.
+ Vận dụng được những quan điểm khoa học về tính cách mạng, tính nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng để giải quyết các vấn đề cơ bản trong thực tiễn
+ Giải thích được một số vấn đề cơ bản về xã hội và con người phục vụ cho công việc và cuộc sống.
+ Giải thích được bản chất, vai trò của pháp luật để hiểu biết và có ý thức tuân thủ luật pháp trong công việc và cuộc sống.
b. Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực thi công xây dựng và quản lý dự án của ngành quản lý xây dựng để giải quyết các vấn đề trong quản lý dự án xây dựng hiệu quả về kinh tế - kỹ thuật.
- Có kiến thức cơ sở ngành vững chắc thuộc lĩnh vực quản lý xây dựng để tiếp tục tự học, cập nhật kiến thức, học lên các bậc học cao hơn; tiếp thu kiến thức của các chuyên ngành gần trong ngành quản lý xây dựng như Kinh tế Xây Dựng, Các ngành Kinh Doanh & Quản lý như Quản lý công nghiệp, Quản lý Công, Kinh Tế Công, Kinh tế Đầu Tư, Quản trị dự án, Quản trị kinh doanh, Quản lý đô thị, Quản trị kinh doanh bất động sản, và các ngành quản lý kỹ thuật/công nghệ khác có liên quan đến xây dựng.
+ Hiều và nắm vững các kiến thức cơ sở về xây dựng như vẽ kỹ thuật, kiến trúc dân dụng, sức bền vật liệu, trắc địa, vật liệu xây dựng, các loại kết cấu bê tông cốt thép, và kết cấu thép.
+ Hiểu và nắm vững các kiến thức cơ sở về quản lý xây dựng như pháp luật đại cương trong hoạt động xây dựng, thống kê ứng dụng trong quản lý và các phương pháp định lượng trong quản lý.
- Có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực thi công xây dựng và quản lý dự án
+ Vận dụng được các kiến thức chuyên ngành về kỹ thuật, tổ chức và quản lý thi công, máy xây dựng, an toàn lao động và năng suất lao động trong thi công xây dựng.
+ Vận dụng được các kiến thức chuyên ngành về việc quản lý rủi ro và thay đổi, quản lý chất lượng, quản lý chiến lược, quản lý sản xuất và chuỗi cung ứng, quản lý hiệu quả công việc trong xây dựng, các phương pháp nghiên cứu trong quản lý xây dựng.
+ Vận dụng được các kiến thức chuyên ngành về tính khối lượng và lập dự toán công trình, kinh tế xây dựng, quản lý chi phí và tài chính dự án xây dựng.
2. Kỹ năng
a. Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp như kỹ năng truyền đạt vấn đề, giải quyết các vấn đề kỹ thuật thuộc lĩnh vực quản lý xây dựng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.
- Có kỹ năng ước lượng và phân tích định tính vấn đề trong ngành quản lý xây dựng.
+ Có khả năng lựa chọn và đề xuất sơ bộ giải pháp kinh tế và kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế
+ Có khả năng lựa chọn sơ bộ biện pháp thi công và quản lý dự án xây dựng phù hợp
- Có kỹ năng về phân tích tương quan giữa lý thuyết - thực nghiệm từ việc tiến hành các thí nghiệm về vật liệu, địa chất, nền đất, chất lỏng.
- Có kỹ năng phản biện, đánh giá, thẩm định chất lượng công việc trong thực tế ngành quản lý xây dựng.
b. Giúp người học phát triển kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết trong lĩnh vực xây dựng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.
- Có kỹ năng giao tiếp nói và viết, ngôn ngữ và phi ngôn ngữ hiệu quả và làm việc trong môi trường hội nhập.
+ Có kỹ năng giao tiếp nói và viết, ngôn ngữ và phi ngôn ngữ hiệu quả.
+ Có kỹ năng tiếng Anh ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành Quản lý xây dựng; có thể sử dụng tiếng Anh để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.
+ Sử dụng được máy tính, xử lý văn bản, sử dụng bảng tính, sử dụng trình chiếu, sử dụng Internet ở mức độ cơ bản.
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
a. Đào tạo năng lực làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc lĩnh vực xây dựng và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.
- Có năng lực làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
+ Tham gia tích cực vào việc trao đổi, ra quyết định trong nhóm.
+ Hoàn thành công việc hiệu quả và đúng thời gian, phối hợp tốt.
+ Ứng dụng kỹ năng ứng xử và phát triển tinh thần trách nhiệm trong nhóm.
- Có năng lực tổ chức thực hiện công việc và học hỏi, phát triển bản thân
+ Có khả năng quản lý công việc bản thân và công việc người khác
+ Có khả năng tự đổi mới và tinh thần khởi nghiệp
+ Có khả năng học hỏi và phát triển bản thân
b. Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.
- Có ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp
+ Nhận thức được tầm quan trọng và có khả năng thực hiện trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng và đất nước.
+ Nhận thức được tầm quan trọng và có khả năng thực hiện đạo đức nghề nghiệp.